Luyện tập luôn đi kèo với việc chăm sóc gà đá cựa sắt. Để quá trình nuôi sau khi đá về gà sẽ nhanh sung, nhanh lấy lại phong độ trong lần tiếp theo. Công tác biệt dưỡng gà đá cựa sắt sau khi đá về phải làm ngay lập tức:
- Vỗ đờm thật sạch cho gà sau trận
- Dùng nước ấm lau sạch bụi bẩn, máu trên cơ thể gà tránh bị nhiễm khuẩn
- Dùng rượu nghệ để om bóp cho gà, tránh các vết thương hở khiến gà bị xót
- Cho gà ăn một mồi cơm nóng nhỏ và xử lý các vết thương sâu (nếu có)
- Đưa gà vào chuồng trại đã được dọn sạch sẽ, kín gió. Nếu thời tiết quá lạnh thì nên thắp điện sưởi ấm cho gà
KĨ THUẬT CHỌN NUÔI GIỐNG GÀ ĐÁ LỰC TỚI PIN HIỆU QUẢ
Trước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Do vậy khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà chọi.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG GÀ ĐÁ
CHỌN GIỐNG GÀ BỐ – MẸ
Là một yếu tố then chốt trong tuyển tập hướng dẫn cách nuôi gà đá, Thuốc gà VIP nhận ra rằng trong nhà họ chỉ nuôi một dòng mái họ ưng ý nhất. Không có một ai nuôi nhiều gà mái, bởi vì họ sợ mái lạc ra ngoài thiên hạ sẽ có giống tốt của mình. Chúng tôi từng gặp người có cả trăm gà trống đi đá độ nhưng chỉ vỏn vẹn mươi con mái là nhiều. Như đã nói phía trên mỗi lứa sinh ra đều được chọn lựa kỹ càng và những con mái không đạt yêu cầu sẽ bị giết thịt và tất nhiên dù được trả giá cao ngất nhưng họ cũng không chịu bán đi.
CHỌN GÀ CON 1 NGÀY TUỔI
Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái và chọn tách trống mái theo yêu cầu đối vối mỗi giống. Cân 10% số gà nỏ ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng. Chọn những cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng. Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lông bông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hỏ rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cáp, sáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ. Loại bỏ những cá thể: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng, ngón chân và bàn chân cong, bàn chân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực phát triển không bình thường; bộ lông không tơi xốp hoặc bị ưốt dính.
- Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộp đựng 100 con riêng biệt
- Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đàn như sau: So với bà ngoại thì sô” lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm 20% và ông nội chiếm 19% so vói bà nội. Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trông, mái từ lúc 1 ngày tuổi đến 19 – 20 tuần tuổi.
CHỌN GÀ LÚC 21 NGÀY TUỔI HOẶC 42 NGÀY TUỔI
Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác sô” gà còn lại của từng dòng. + Xác định quy mô đàn giống dự kiến (số gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòng trống ông bà).
Đốỉ với bà ngoại: Chỉ loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, gà trông bị lẫn. Thường giữ lại 95 – 97% số gà so với đầu kỳ. Đối với ông ngoại: Sau khi loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân nhất để làm giông; sô” lượng trông giữ lại thường là 60 – 65% so vói đầu kỳ.